Dựa vào đặc tính của đất, pháp luật đất đai phân loại mỗi loại đất sẽ có mục đích sử dụng khác nhau. Vậy, đất cho mục đích công cộng là gì? Đất công cộng có phải chịu thuế không? Bài viết dưới đây của Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ sẽ lần lượt các quyết các vấn đề này.
>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Hướng dẫn cách phân biệt sổ đỏ và sổ hồng tránh nhầm lẫn
1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng là gì?
Phân loại đất đai được quy định cụ thể tại Luật Đất đai 2013. Theo đó, đất đai gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Trong đó, đất sử dụng vào mục đích công cộng là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được quy định cụ thể tại điểm e khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 như sau:
Điều 10. Phân loại đất
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
>>> Xem thêm: Di chúc miệng là gì? Những câu hỏi thường gặp về di chúc miệng
Theo đó, đất sử dụng cho mục đích công cộng gồm:
– Đất giao thông;
– Thủy lợi;
– Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
– Đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng;
– Đất công trình năng lượng;
– Đất công trình bưu chính, viễn thông;
– Đất chợ;
– Đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.
2. Quy định về sử dụng, quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 155 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất vào mục đích công cộng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với đất vào mục đích công cộng phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng, trong đó phân định rõ các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh và các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh.
Ngoài ra, đối với đất thuộc khu chức năng không có mục đích kinh doanh thì Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 54.
Mặt khác, trường hợp có mục đích kinh doanh thì Nhà nước cho thuê đất theo quy định tại Điều 56 của Luật Đất đai 2013.
>>> Xem thêm: Công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế cần lưu ý những hồ sơ nào?
3. Đất dùng cho mục đích công cộng có phải chịu thuế không?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 và khoản 1 Điều 3 Nghị định 53/2011/NĐ-CP, những loại đất sau nếu sử dụng vào mục đích công cộng sẽ không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm:
– Đất giao thông, thủy lợi bao gồm đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay.
Trong đó bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước), hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn giao thông, an toàn thủy lợi.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình làm công chứng uỷ quyền chi tiết dễ hiểu nhất
– Đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng bao gồm:
- Đất dùng làm nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, công trình văn hóa, điểm bưu điện – văn hóa xã, phường, thị trấn, tượng đài, bia tưởng niệm, bảo tàng, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm;
- Đất khu nuôi dưỡng người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;
– Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bảo vệ;
– Đất xây dựng công trình công cộng khác bao gồm:
- Đất sử dụng cho mục đích công cộng trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn;
- Đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đất xây dựng công trình hệ thống đường dây tải điện, hệ thống mạng truyền thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình trên;
- Đất trạm điện;
- Đất hồ, đập thủy điện;
- Đất xây dựng nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
- Đất để chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Tuy nhiên, trường hợp người sử dụng những loại đất phi nêu trên sử dụng nhằm mục đích kinh doanh thì phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo đúng quy định.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Đất sử dụng vào mục đích công cộng là gì? Có phải nộp thuế không? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
XEM THÊM TỪ KHOÁ TÌM KIẾM
>>> Đất ở có được xây khách sạn không?
>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ uy tín nhất gần đây
>>> Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả hiệu quả uy tín nhất
>>> Hướng dẫn cách đơn giản, dễ hiểu để tính phí công chứng di chúc
>>> Thủ tục công chứng mua bán nhà cần những hồ sơ quan trọng nào?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch