Việc khám thai định kỳ là nhu cầu cần thiết nhưng nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không? Thực tế có không ít lao động nữ thắc mắc về vấn đề này và lo sợ bị giảm thu nhập trong tháng. Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

1. Mỗi tháng được nghỉ khám thai mấy lần?

Hiện nay pháp luật không giới hạn cụ thể số ngày lao động nữ được nghỉ khám thai trong một tháng. 

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, trong suốt quá trình thai kỳ, lao động nữ chỉ được nghỉ việc để đi khám thai tối đa 05 lần.

Tương ứng với mỗi lần đi khám thai, lao động nữ sẽ được 01 ngày/lần hoặc 02 ngày/lần (nếu ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường).

Người lao động có thể tự phân bố thời gian nghỉ khám thai theo khuyến nghị của bác sĩ để tận dụng tối đa quyền lợi mà vẫn có thể nắm được tình hình của thai nhi trong các giai đoạn phát triển quan trọng.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng thuê nhà để thủ tục nhanh chóng

Nếu cần thiết, lao động nữ hoàn toàn có thể nghỉ làm đi khám thai nhiều cần trong tháng. Nhưng nhớ rằng, cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ giải quyết quyền lợi cho tối đa 05 giấy nghỉ khám thai, những lần khám thai sau đó sẽ không được tính hưởng chế độ thai sản nữa.

2. Nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không?

Chế độ khám thai là một trong những quyền lợi về bảo hiểm mà bất kì lao động nữ nào mang thai cũng được hưởng.

Trong khi đó, tiền chuyên cần là một khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc của người lao động. Khoản tiền này được thanh toán bởi người sử dụng lao động nhưng đây không phải là khoản bắt buộc chi trả.

Mức phụ cấp lương, cụ thể là phụ cấp chuyên cần sẽ do người sử dụng lao động tự quy định về điều kiện hưởng và mức hưởng cụ thể khi người lao động đáp ứng được điều kiện mà doanh nghiệp đặt ra.

Xem thêm:  Xác định hạn mức đất ở như thế nào?

Do đó, để biết chính xác nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không cần xem kỹ quy chế, nội quy doanh nghiệp:

Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp yêu cầu phải làm đủ số ngày công trong tháng mới được nhận tiền chuyên cần thì người nghỉ khám thai sẽ bị trừ tiền chuyên cần trong tháng. 

Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp cho phép tính đủ chuyên cần với trường hợp nghỉ chế độ bảo hiểm thì người nghỉ khám thai sẽ không bị trừ tiền chuyên cần của tháng đó.

>>> Xem thêm: Phí công chứng cho cá nhân và tổ chức.

Thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều đang áp dụng theo trường hợp 1, chỉ có một số nơi thực hiện theo trường hợp 2. Bởi tâm lý chung của người sử dụng lao động thường muốn cắt giảm chi phí cho phần nhân sự để tập trung cho các mục tiêu kinh doanh khác.

Mặc dù phụ cấp chuyên cần không quá lớn nhưng cũng góp phần tăng thêm một phần thu nhập cho người lao động. Do đó, để không bị thiệt thòi về quyền lợi, người lao động nên tìm hiểu kỹ nội quy, quy chế của công ty nơi mình đang làm việc.

>>> Mẹo hay: Hướng dẫn cách phân biệt sổ đỏ và sổ hồng đơn giản dễ hiểu nhất!

3. Đi khám vào ngày nghỉ có được tính hưởng bảo hiểm không?

Thay vì xin nghỉ làm để đi khám thai trong tuần để rồi bị trừ tiền chuyên cần, người lao động chuyển sang đi khám thai vào ngày nghỉ, ngày lễ thì có được tính thanh toán tiền bảo hiểm xã hội không?

Khoản 2 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính theo ngày làm việc mà không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Do đó, người lao động đi khám thai vào ngày nghỉ sẽ không được tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Quy định này là hoàn toàn hợp lý bởi bản chất của bảo hiểm xã hội là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.

Xem thêm:  Có được tự ý chặt cây của người khác trên đất của mình?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Di chúc miệng thông tin chính xác nhất

>>> Công chứng văn bản thừa kế như nào để có nhanh chóng

>>> Công chứng giấy uỷ quyền gồm các thủ tục như thế nào

>>> Công chứng hợp đồng cho thuê nhà mới cập nhật chính xác

>>> Hợp đồng cho thuê đất có nhất thiết phải công chứng không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *