Trong việc sử dụng các chữ cái “i” và “y” trong văn bản và hợp đồng, điều quan trọng là đảm bảo tính chính xác và sự phù hợp. Việc sử dụng đúng chữ cái này có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa và hiểu lầm trong tài liệu. Vì vậy, Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ sẽ hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng chính xác các chữ cái “i” và “y” để đảm bảo sự rõ ràng và chính xác trong văn bản và hợp đồng.

>>> Xem thêm: 02 trường hợp công chứng hợp đồng không phải có mặt hai bên

1. Cách dùng i và y đúng chuẩn trong văn bản và hợp đồng

Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cách viết i và y đúng chuẩn trong văn bản tại Điều 9 Quyết định số 1989 ngày 25/5/2018.

Theo đó, tại Điều 9 của Quyết định 1989 này, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn như sau:

Cách viết âm i

– Âm i đứng ngay sau phụ âm đầu: Chữ i được viết thành i

Ví dụ như: Hi vọng, kỉ niệm, lí luận, mĩ thuật, bác sĩ, tỉ lệ…

– Âm tiết chứa âm i là tên riêng: Viết đúng tên riêng đó, không phân biệt là i hay là y

Ví dụ: Vi Văn Định, Đường Song Vi, Nguyễn Văn Vỹ… 

Cách dùng i và y đúng chuẩn trong văn bản, hợp đồng

Cách viết âm y

Vẫn theo quy định trên, y sẽ được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

– Ngoài các trường hợp viết âm i ở trên thì có thể sử dụng y trong việc soạn thảo văn bản, hợp đồng.

Ví dụ: Quy định, tuỷ sống, chung thuỷ, huỷ hợp đồng…

– Âm tiết chứa âm y là tên riêng: Không phân biệt là i hay là y

Ví dụ: Nguyễn Vỹ, Thy Ngọc…

>>> Xem thêm: Phí dịch vụ sổ đỏ đối với đất thổ cư hết bao nhiêu tiền?

Ngoài ra, căn cứ vào kinh nghiệm trong thực tế sử dụng hai từ y và i thì có thể đưa ra một số nguyên tắc kết hợp dùng từ giữa i và y sau đây:

– Nếu đứng một mình thì thường viết là y. Ví dụ như y tế, ý nghĩa…

– Nếu đứng sau âm đệm (âm đứng ở giữa âm đầu và âm chính của âm tiết) u thì viết là y ví dụ như suy nghĩ, quy định…

– Nếu khi đứng ở đầu tiếng thì viết là i ví dụ như in ấn, im lặng…

– Nếu viết ở vị trí cuối cùng của tiếng (âm đứng ở vị trí kết thúc của âm tiết) thì viết là i ví dụ như chui lủi, hoa nhài… nhưng trừ những âm đôi như uy, ay, ây…

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Hoàn Kiếm

– Nếu nguyên âm đôi iê đứng đầu tiếng thì i sẽ được viết thành y ví dụ như yên ả, yêu thương…

>>> Xem thêm: Tuyển cộng tác viên bảo hiểm làm việc tại nhà và nhận lương theo ngày

2. Cách viết những từ tiếng Việt chưa rõ chính tả

Mặc dù quy tắc viết tiếng Việt trong các văn bản quy định là thế nhưng thực tế, có nhiều trường hợp không thể xác định được chính xác cách viết hoặc do thói quen mà viết nhầm, viết sai.

Cách viết những từ tiếng VIệt chưa rõ chính tả

Căn cứ Quyết định 240 ngày 05/3/1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, với những từ tiếng Việt mà hiện nay chưa rõ chuẩn chính tả thế này thì nguyên tắc tại Quyết định này quy định nên chọn giải pháp chuẩn hoá sau đây:

– Tuỳ từng trường hợp mà căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau để sử dụng thích hợp như tiêu chí về phát âm hay về từ nguyên. Có thể kể đến một số tiêu chí cụ thể sau đây:

  • Thói quen phát âm của đa số người trong xã hội dù cho thói quen này có khác với từ nguyên là gốc Việt hoặc gốc Hán. Ví dụ như chỏng gọng mặc dù theo từ nguyên thì từ này phải là chổng gọng.
  • Nếu thói quen chưa rõ thì có thể dùng tiêu chí từ nguyên.
  • Nếu trong thực tế mà có hai hình thức chưa xác định được một chuẩn duy nhất thì có thể tạm thời chấp nhận cả hai hình thức cho đến khi xuất hiện một chuẩn duy nhất thì có thể tạm thời chấp nhận cả hai cho đến khi thói quen nghiêng hẳn về một phía.

>>> Xem thêm: Hỗ trợ làm thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu trọn gói trên toàn quốc

Có thể lấy ví dụ: Eo sèo và eo xèo; sứ mạng và sứ mệnh.

  • Phải nghiêm túc thực hiện theo chuẩn chính tả và nên dựa vào chuẩn chính tả này để phát âm.
  • Nếu vẫn không xác định được chuẩn chính tả thì có thể chấp nhận sử dụng biến thể.

Trên đây là thông tin về cách dùng i và y đúng chuẩn trong văn bản và hợp đồng. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Người cho thuê nhà phải đóng loại thuế nào?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Có thể bạn quan tâm: Có đúng sao y công chứng chỉ có thời hạn hiệu lực 6 tháng không?

>>> Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả chỉ bằng vài thao tác đơn giản

>>> Chi tiết cách tính phí công chứng di chúc chung của vợ chồng

>>> Mách bạn: Địa chỉ văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật

>>> Thủ tục công chứng sơ yếu lý lịch bao lâu thì nhận được?

>>> Công chứng di chúc đối với người cụt tay có thực hiện được không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *