Khi đi mua chung cư, chọn được căn hộ có vị trí đẹp, phù hợp, phong thủy tốt, mọi người thường muốn chốt luôn song đôi khi lại chưa đủ điều kiện để mua bán (thiếu tài chính, thiếu giấy tờ pháp lý). Khi ấy, các bên thường lựa chọn đặt cọc để giữ slot. Tuy nhiên, việc đặt cọc mang lại nhiều rủi ro vì hiện có rất nhiều vụ việc lừa đảo tài sản khiến người mua hoàn toàn có thể “mất trắng” toàn bộ số tiền. Vậy làm cách nào để lấy lại tiền khi đã đặt cọc mua chung cư? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu thêm về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng công chứng uy tín nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh

1. Có mấy hình thức đặt cọc mua chung cư?
Giao dịch mua chung cư không phải hiếm thấy trên thị trường bất động sản hiện nay. Có nhiều người chọn mua chung cư mới (đã được cấp Sổ hồng) từ các chủ đầu tư, chung cư cũ sang tay từ cá nhân khác hoặc chung cư hình thành trong tương lai từ các chủ đầu tư hoặc công ty bất động sản.
Trong đó, đặt cọc là một trong các giao dịch phổ biến được nhiều người khá ưa chuộng khi chỉ cần đưa trước cho bên bán một số tiền nhất định để “giữ chỗ” cho việc sẽ mua căn hộ chung cư sau này.
Về việc đặt cọc, khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự định nghĩa như sau: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”

Đây được xem là biện pháp bảo đảm cho việc chắc chắn người mua sẽ thực hiện mua căn hộ chung cư đã ưng ý.
Thực tế, có thể kể đến một số hình thức đặt cọc mua chung cư phổ biến hiện nay như sau:
– Đặt cọc để sau đó ký hợp đồng mua bán: Đây là hình thức phổ biến hiện nay bởi giao dịch mua bán chung cư hiện nay diễn ra rất phổ biến. Người mua và người bán thoả thuận về viêc đặt cọc để đảm bảo cho việc sau một khoảng thời gian sẽ ký kết hợp đồng mua bán chung cư.

>>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh, uy tín tại Hà Nội

Lý do để các bên chọn đặt cọc mà không chọn “mua đứt” luôn có thể kể đến:
+ Bên mua cần một khoảng thời gian để chuẩn bị đủ tiền mua căn hộ.
+ Các bên tại thời điểm đặt cọc chưa có đủ điều kiện hoặc giấy tờ để ký hợp đồng mua bán nhưng đã chắc chắn mua căn hộ…
– Đặt cọc sớm để giữ chỗ mua chung cư với chủ đầu tư: Thường trường hợp này là các căn chung cư trong dự án chưa hoàn thành và chưa được bàn giao nhưng người mua muốn có một căn hộ ưng ý thì phải đặt cọc trước để giữ chỗ đến khi dự án hoàn thành thì sẽ được ưu tiên mua.
Theo đó, người mua có thể phải đặt cọc 20 – 30% giá trị của căn chung cư. Tuy nhiên, do các dự án này thường chưa xong phần móng, cơ sở hạ tầng nên việc đặt cọc này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như thời gian mở bán có thể không giống như cam kết của chủ đầu tư. Thậm chí nhiều dự án còn bị “treo” rất nhiều năm không hoàn thành…
Do đó, có thể thấy, hiện nay có rất nhiều hình thức đặt cọc mua chung cư nhưng để chọn được biện pháp đảm bảo an toàn thì người mua cần phải nắm chắc các thủ tục theo quy định để đảm bảo quyền lợi của mình.

2. Làm sao để lấy lại tiền đặt cọc mua chung cư?

Khi các bên có thoả thuận đặt cọc thì căn cứ khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, giải quyết số tiền đặt cọc mua chung cư như sau:
– Các bên ký hợp đồng mua bán: Bên nhận cọc trả lại tiền cọc cho bên đặt cọc hoặc được trừ vào giá mua bán căn chung cư.
– Bên đặt cọc không muốn mua căn hộ chung cư nữa: Hai bên không tiếp tục ký hợp đồng mua bán chung cư thì tiền cọc sẽ thuộc về bên nhận cọc.
– Bên nhận cọc không muốn bán chung cư: Bên nhận cọc phải trả tiền cọc cho bên đặt cọc cùng với một khoản tiền tương đương với số tiền đã đặt cọc trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Xem thêm:  Phân biệt quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng đặt cọc tại Hà Nội

Do đó, theo quy định này, chỉ có hai trường hợp sẽ được lấy lại tiền đặt cọc là:
– Các bên thoả thuận nếu không ký hợp đồng mua bán chung cư thì trả lại cọc.
– Bên nhận cọc không muốn bán chung cư thì phải trả lại tiền cọc cho bên đặt cọc.
Tuy nhiên, nếu bên nhận cọc không trả lại tiền cọc thì bên nhận cọc có thể áp dụng một trong ba cách để đòi lại tiền cọc: Thương lượng, hoà giải hoặc khởi kiện ra Toà.
Trong đó, thủ tục khởi kiện thực hiện theo Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
– Hồ sơ khởi kiện: Đơn khởi kiện; hợp đồng đặt cọc (nếu có); giấy tờ tuỳ thân của người khởi kiện (Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu) …
– Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp tại Toà án, qua bưu điện hoặc nộp online qua Cổng thông tin điện tử của Toà án (nếu có).
– Toà án giải quyết: Toà án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện cư trú, làm việc hoặc nơi tổ chức bị kiện đặt trụ sở.
– Thời gian giải quyết: Tuỳ vào tính chất, mức độ của vụ việc, thời gian giải quyết thường kéo dài khoảng 06 – 08 tháng.
– Phí Toà án

>>>> Xem thêm: Ủy quyền vay vốn ngân hàng mua chung cư thế nào?

Như vậy, trên đây là quy định về việc cách lấy lại tiền đặt cọc mua chung cư. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

Xem thêm:  Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị ThủyThẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *