Khi đào được cổ vật có phải khai báo không là thắc mắc của rất nhiều người. Vậy cùng tìm hiểu câu trả lời chi tiết cho vấn đề này tại bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Cách đọc thông tin trên sổ hồng chuẩn theo mẫu mới nhất 2023

1. Khi đào được cổ vật có phải khai báo không?

Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001, câu trả lời cho thắc mắc khi đào được cổ vật có phải khai báo không là có. Căn cứ để đưa ra nhận định này được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 14 Luật Di sản văn hóa năm 2001.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng mua bán nhà cần những gì?

Cụ thể, một trong những quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là phải thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Đồng thời, khi tìm được thì phải giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

Đồng thời, nếu cải tạo, xây dựng công trình mà có phát hiện được cổ vật thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời vừa bảo vệ được cổ vật vừa đảm bảo tiến độ xây dựng.

Khi đào được cổ vật có phải khai báo không?

Ngoài ra, tại Điều 229 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về việc xác lập quyền sở hữu với tài sản bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm mà được tìm thấy. Khi đó, người tìm thấy tài sản này phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu.

Đặc biệt, tài sản được tìm thấy là cổ vật thì sẽ thuộc về Nhà nước. Do đó, khi đào được cổ vật, cá nhân, tổ chức phải thông báo và giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an gần nhất hoặc cơ quan nhà nước khác.

Trong đó, cổ vật được giải thích là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học và có từ 100 năm tuổi trở lên. Cổ vật có thể là di sản văn hóa vật thể, di tích lịch sử, văn hóa.

Xem thêm:  Nộp bảo hiểm thất nghiệp cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

Như vậy, nếu tìm thấy, đào được cổ vật thì cá nhân, tổ chức phải khai báo và nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ Luật Di sản văn hóa và Bộ luật Dân sự cùng các văn bản liên quan khác, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này gồm:

– Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất.

– Công an gần nhất.

– Cơ quan nhà nước khác.

2. Hệ quả khi giao nộp cổ vật cho cơ quan Nhà nước

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?

Sau khi đã tìm được câu trả lời cho vấn đề, khi đào được cổ vật có phải khai báo không và nộp lại không thì nhiều người thắc mắc sau đó sẽ ra sao? Cụ thể:

Về việc thưởng

Cụ thể, khi giao nộp cổ vật, căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 98/2010/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức có thể được khen thưởng và nhận được một khoản tiền thưởng nếu ngẫu nhiên tìm thấy, giao nộp cổ vật như sau:

– Bằng khen, giấy khen: Tùy vào giá trị của cổ vật sẽ được xét tặng, truy tặng giấy khen, bằng khen, huy chương hoặc hình thức khác.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?

– Tiền thưởng: Căn cứ vào giá trị của từng loại cổ vật để tính mức tiền thưởng theo phương pháp luỹ thoái từng phần như sau:

STTGiá trị cổ vậtTỷ lệ trích thường
1Đến 10 triệu đồng30%
2Trên 10 – 100 triệu đồng15%
3Trên 100 triệu đến 1 tỷ đồng7%
4Trên 01 – 10 tỷ đồng1%
5Trên 10 tỷ đồng0,5%
Hệ quả khi giao nộp cổ vật cho cơ quan Nhà nước

Lưu ý: Giá trị cổ vật được dùng để trích thưởng đã trừ đi các khoản chi phí bảo quản, vận chuyển, kiểm nghiệm, giám định… Mức tối đa của tiền thưởng không vượt quá 200 triệu đồng.

Về xử phạt

Song song với được thưởng, nếu người nào không không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện thì sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng và tịch thu cổ vật theo quy định tại Điều 25 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Xem thêm:  Đất trái thẩm quyền trước 2004: Có quyền được cấp Sổ đỏ và đền bù không?

Trên đây là giải đáp về: Đào được cổ vật có phải khai báo và nộp lại không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM

>>> Nhận nuôi hai con nuôi cùng lúc có được không?

>>> Có thể bạn không biết thủ tục công chứng di chúc

>>> Công chứng thừa kế di sản có phức tạp hay không?

>>> Công chứng uỷ quyền là gì?

>>> Bạn đã biết quy trình công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng uỷ quyền?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *