Việc xây nhà ở, công trình trên đất nông nghiệp khá phổ biến. Một trong những vấn đề mà người sử dụng đất quan tâm là vậy bồi thường đất nông nghiệp có nhà ở thế nào? Có được bồi thường cả giá trị căn nhà không? Bài viết sau của Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ sẽ giải đáp những vấn đề này.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn dễ hiểu cách đọc thông tin trên sổ đỏ mới nhất

1. Xây nhà ở trên đất nông nghiệp có được bồi thường khi bị thu hồi?

Để trả lời cho câu hỏi xây nhà ở trên đất nông nghiệp có được bồi thường không, trước tiên cần xác định xem việc xây nhà ở trên đất nông nghiệp có hợp pháp hay không.

Theo đó, đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng vào mục đích trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp,.. Trong khi đó, nhà ở được xây dựng trên đất thổ cư (hay còn gọi là đất ở) thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

1. Xây nhà ở trên đất nông nghiệp có được bồi thường khi bị thu hồi?

>>> Xem thêm: Phí công chứng theo khung giá đang áp dụng hiện nay

Đồng thời, tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 cũng nêu rõ nguyên tắc sử dụng đất trong đó có sử dụng đất đúng mục đích sử dụng. Do đó, việc xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp là hành vi xây dựng nhà ở trái phép.

Mặt khác, khoản 2 Điều 92 Luật Đất đai 2013 cũng nêu rõ trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất, trong đó có:

2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là hành vi xây nhà trái quy định pháp luật, do vậy trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ không được bồi thường về nhà trên đất.

2. Xây nhà trên đất nông nghiệp có thể bị phạt

Trường hợp tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp là hành vi sử dụng đất không đúng mục đích và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xem thêm:  Chung cư 50 năm: Định nghĩa và lưu ý khi mua nhà chung cư cổ điển
TTDiện tích chuyển trái phépMức phạt
Khu vực nông thônKhu vực đô thị
IChuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (trong đó có đất ở)
1Dưới 0,01 héc ta (100m2)Từ 03 – 05 triệu đồngMức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định đối với khu vực nông thôn
2Từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc taTừ 05 – 10 triệu đồng
3Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc taTừ 10 – 15 triệu đồng
4Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc taTừ 15 – 30 triệu đồng
5Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc taTừ 30 – 50 triệu đồng
6Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc taTừ 50 – 80 triệu đồng
7Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc taTừ 80 – 120 triệu đồng
8Từ 03 héc ta trở lênTừ 120 – 250 triệu đồng
IIChuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp (trong đó có đất ở)
1Dưới 0,02 héc ta (200m2)Từ 03  – 05 triệu đồngMức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định đối với khu vực nông thôn
2Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc taTừ 05  – 08 triệu đồng
3Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc taTừ 08  – 15 triệu đồng
4Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc taTừ 15  – 30 triệu đồng
5Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc taTừ 30  – 50 triệu đồng
6Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc taTừ 50  – 100 triệu đồng
7Từ 03 héc ta trở lênTừ 100 – 200 triệu đồng

>>> Xem thêm: Công chứng di chúc cần chuẩn bị những giấy tờ nào?

3. Thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không?

Tại khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 83. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

2. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;

3. Thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không?

>>> Xem thêm: Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ ai chịu? Cách tính phí như thế nào?

b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;

c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;

d) Hỗ trợ khác.

Theo đó, hỗ trợ tái định cư chỉ áp dụng đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở. Vì vậy, trường hợp người dân bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ không được hỗ trợ tái định cư.

Xem thêm:  Đất ruộng có được cấp Sổ đỏ theo quy định mới không?

Trên đây là giải đáp về: Xây nhà ở trên đất nông nghiệp có được bồi thường không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHOÁ TÌM KIẾM

>>> Xác định lại diện tích đất ở có vườn ao sử dụng trước 1993 thế nào?

>>> Những câu hỏi thường gặp về thủ tục công chứng mua bán nhà

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cần những giấy tờ quan trọng nào?

>>> Phí công chứng nhà đất ai chịu? Cách tính phí như thế nào?

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ đảm bảo uy tín khu vực Hà Nội

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *