Thu hồi đất nông nghiệp và bồi thường thu hồi đất nông nghiệp luôn là các vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm. Vậy, trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư, được bồi thường thế nào?

>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Cách đọc thông tin trên sổ đỏ chi tiết dễ hiểu tại nhà

1. Trường hợp nào Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp?

Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Theo đó, Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất gồm:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Như vậy, Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư được xác định là trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Cụ thể, căn cứ Điều 62 Luật Đất đai 2013, nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau:

– Thực hiện dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ;

– Thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn…

>>> Xem thêm: Dịch vụ dịch thuật lấy ngay đảm bảo hiệu quả uy tín tại Hà Nội

1. Trường hợp nào Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp?

2. Người có đất bị thu hồi được bồi thường thế nào?

Trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp để làm khu dân cư, người có đất bị thu hồi được đền bù, bồi thường các khoản:

– Bồi thường về đất:

Người được bồi thường về đất nếu thỏa mãn các điều kiện:

  • Đất đã có Sổ đỏ hoặc đủ điều kiện cấp Sổ đỏ nhưng chưa được cấp; hoặc
  • Đất không đủ điều kiện cấp sổ/không có sổ đỏ nhưng người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và sử dụng từ trước 1/7/2004;
Xem thêm:  Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu là gì? Có bắt buộc thành lập Ban quản trị?

– Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại:

  • Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại được thực hiện khi người có đất bị thu hồi có các tài liệu, giấy tờ chứng minh về việc đầu tư trên đất.
  • Trường hợp không còn giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc đầu tư chi phí vào đất còn lại, người sử dụng có đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;

– Bồi thường về cây trồng, vật nuôi trên đất:

Điều kiện để được bồi thường về cây trồng, vật nuôi trên đất là cây trồng, vật nuôi đó phải được tạo lập hợp pháp trên đất và bị thiệt hại trong quá trình tiến hành thu hồi đất.

>>> Xem thêm: Top những văn phòng công chứng uy tín gần đây tại Hà Nội

2. Thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư được bồi thường thế nào?

3. Tính giá đền bù đất nông nghiệp khi thu hồi đất ra sao?

>>> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả dễ hiểu đơn giản nhất

Hiện nay, phương pháp để tính giá đền bù sau khi thu hồi đất nông nghiệp là phương pháp dùng hệ số điều chỉnh. Số tiền đền bù được tính như sau:

Số tiền đền bù đối với đất nông nghiệp = Tổng diện tích đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi (m2) x Giá đền bù đất (VNĐ/m2).

Trong đó, giá đền bù đất = Giá đất theo khung giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất.

Khung giá đất do UBND cấp tỉnh hoặc tương đương ban hành, được áp dụng theo giai đoạn 05 năm. Hệ số điều chỉnh giá đất được UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất chính thức từ cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là giải đáp về: Thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư, được bồi thường thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Đào được cổ vật có phải khai báo và nộp lại không?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>> Không đóng phí quản lý, vận hành chung cư bị xử lý thế nào?

>>> Hợp đồng thuê nhà cần lưu ý những hồ sơ nào?

>>> Chứng thực chữ ký là gì? Chi phí chứng thực chữ ký được tính như thế nào?

>>> Hướng dẫn cách tính phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền chi tiết dễ hiểu

>>> Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ ai chịu? Chi phí tính là bao nhiêu?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *